Nội dung bài viết:
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, khái niệm về ETD được xem là một trong những khái niệm cơ bản và phổ biến mà những cá nhân hay doanh nghiệp trong ngành đều cần phải nắm rõ. Ở bài viết hôm nay Athena Logistics sẽ giúp bạn hiểu hơn về ETD là gì và những kiến thức liên quan về ETD.
ETD là gì?
ETD là viết tắt của cụm từ Estimated time of departure có nghĩa là thời gian khởi hành dự kiến của lô hàng. Đây là thuật ngữ được sử dụng trong ngành vận tải, vận chuyển hàng hóa nhằm mục đích chính là giúp theo dõi và kiểm soát được thời gian vận chuyển của lô hàng để kịp thời điều phối và đảm bảo được thời gian giao nhận hàng.
Những yếu tố có tính quyết định cho ETD
Thời gian khởi hành dự kiến của lô hàng hay ETD phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
- Phương tiện dùng cho vận chuyển hàng hóa: các loại hình phương tiện khác nhau sẽ có tốc độ di chuyển khác nhau như: máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, xe tải, xe container…
- Trọng lượng và kích thước của hàng hóa: xe vận chuyển đi nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào trọng lượng và kích thước của hàng hóa. Nếu trọng lượng vừa, hàng hóa không cồng kềnh thì thời gian di chuyển sẽ nhanh hơn và ngược lại.
- Thuộc tính của hàng hóa: thuộc tính của hàng hóa ví dụ như hàng dễ vỡ, hàng tươi sống…Tùy vào đặc trưng của từng loại hàng hóa mà sẽ có sự sắp xếp để quá trình vận chuyển được đi nhanh hay chậm cho thích hợp.
- Điều kiện thời tiết: đây là yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian khởi hành dự kiến của lô hàng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ gửi hàng từ Đài Loan về Việt Nam giá rẻ, uy tín, nhanh chóng
Phân biệt giữa ETD và ETA
ETA cũng là một thuật ngữ phổ biến trong ngành logistic. Việc phân biệt giữa ETD và ETA sẽ giúp chúng ta tránh được một vài điều nhầm lẫn gây khó khăn trong công việc.
Về điểm giống nhau: ETD và ETA đều là khoảng thời gian dự kiến dựa vào sự tính toán trên các yếu tố như phương tiện vận chuyển, hàng hóa, thời tiết… Khoảng thời gian dự kiến này đều chỉ mang tính tương đối và sẽ có chênh lệch so với thực tế.
Ngoài ra ETD và ETA đều có một điểm chung nữa là thường dễ bị nhầm lẫn với 2 khái niệm ATD (thời gian khởi hành thực tế) và ATA (thời gian sẽ đến thực tế)
Về khác nhau:
- ETD là thời gian khởi hành dự kiến của lô hàng tức là thời gian sẽ rời điểm xuất phát
- ETA là thời gian đến cảng đích dự kiến của lô hàng.
Vai trò của ETD trong xuất nhập khẩu
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ETD có có vai trò như sau:
- ETD góp phần giúp việc giao hàng đến tay khách hàng được đảm bảo đúng với thời gian dự kiến ban đầu, khách hàng được chủ động hơn và sắp xếp được thời gian để nhận hàng. Đồng thời giúp doanh nghiệp giữ vững được uy tín với khách hàng
- Giúp việc theo dõi lịch trình của đơn hàng được diễn ra thuận tiện, việc quản lý và vận hành sẽ đơn giản và mang lại hiệu quả cao.
- Thời gian khởi hành dự kiến còn giúp đơn vị vận chuyển sắp xếp hành trình di chuyển hợp lý để tránh những yếu tố làm chậm hoặc cản trở quá trình vận chuyển.
>>> Xem thêm: Bill of Lading là gì? Phân loại và tìm hiểu chức năng của vận đơn đường biển
Làm thế nào để hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển
Qúa trình vận chuyển hàng hóa thường sẽ gặp phải những sự cố gây chậm trễ đơn hàng. Vì vậy để đảm bảo tránh được rủi ro để đơn hàng được tới tay khách hàng đúng thời gian hẹn trước thì đơn vị vận chuyển cần lưu ý những điều sau đây:
- Theo dõi, cập nhật liên tục các thông tin về thời tiết trong quá trình vận chuyển.
- Hàng hóa trước khi được đưa lên phương tiện vận chuyển cần phải được kiểm tra, đóng gói và sắp xếp đúng chuẩn để đảm bảo không xảy ra va đập hay hư hỏng trong suốt thời gian di chuyển.
- Bộ phận quản lý cần phải thường xuyên nắm bắt thông tin về hành trình di chuyển của đơn hàng thông qua website hoặc định vị từ hệ thống để kịp thời giải quyết khi gặp sự cố.
- Tất cả các loại giấy tờ pháp lý về hàng hóa luôn phải được chuẩn bị sẵn sàng.
>>> Tham khảo ngay: Dịch vụ gửi hàng đi Canada Giá rẻ, Uy tín, Nhanh chóng tại TPHCM
Làm thế nào để xác định được ETD một cách chuẩn xác nhất?
Việc xác định ETD chuẩn xác và ít chênh lệch nhất so với thời gian thực tế là một việc rất quan trọng để giúp chúng ta có thể đảm bảo đúng tiến độ giao hàng. Tuy nhiên ETD chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố nên sẽ khá khó khăn để có thể xác định ETD đúng nhất.
Để làm được điều này, việc trước tiên là phải đảm bảo được tiến độ chuẩn bị và sắp xếp hàng hóa. Đồng thời người làm nhiệm vụ vận chuyển cần phải nắm bắt được yêu cầu và lịch trình cập cảng đích. Đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết cho chuyến hàng. Cuối cùng, cần phải theo dõi cập nhật liên tục các thông tin từ phía vận chuyển để đảm bảo xác định ETD chuẩn nhất.
Có một điều bạn phải lưu ý là luôn chủ động nắm bắt thông tin và thông báo kịp thời đến đơn vị đối tác để thương lượng và đưa ra hướng khắc phục nếu có sự chậm trễ. Điều này là cần thiết cho uy tín của đơn vị vận chuyển và cần thiết cho việc sắp xếp công việc của bên đối tác.
Lời kết
Trên đây là những kiến thức về ETD là gì và những điều cần biết về ETD mà chúng tôi đã tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc. Hy vọng bài chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ETD trong xuất nhập khẩu.
>>> Xem thêm: CIC là phí gì? Cách tính phí CIC vào thuế như thế nào?