HBL là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa HBL và MBL

HBL là gì

HBL là chứng từ khá quen thuộc đối với ngành logistics. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của HBL trong xuất nhập khẩu. Vậy, HBL là gì? Hãy cùng Athena Logistics tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của loại vận đơn này, ưu nhược điểm cũng sự khác biệt giữa HBL và MBL.

HBL là gì?

HBL (House Bill Of Lading) là một loại vận đơn đường biển do công ty vận tải (hay còn gọi là Forwarder) phát hành sau khi người gửi đã giao hàng, hoàn tất các thủ tục hải quan và đóng phí theo quy định. Trên HBL có đầy đủ các thông tin quan trọng của vận đơn đường biển nói chung. Ngoài ra, ở phần người gửi và người nhận có thể thay đổi theo 2 tình huống dưới đây:

  • Người nhận hàng là người nhập khẩu, tương ứng với người gửi hàng là người xuất khẩu.
  • Một trong 2 bên hoặc cả 2 bên có thể thay thế bằng người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

HBL là gì

Đây là dạng vận đơn thứ cấp được phát hành trong trường hợp người gửi không yêu cầu Bill gốc từ phía hãng tàu nhưng vẫn mong muốn các công ty Forward cung cấp một loại chứng từ để thể hiện quyền sở hữu hàng hóa của mình.

Để hiểu rõ hơn về HBL, chúng ta lấy 1 ví dụ cụ thể như sau:

  • A: Nhà xuất khẩu (Shipper).
  • B: Nhà nhập khẩu (Consignee).
  • C: Công ty Forwarder đầu xuất khẩu
  • D: Công ty Forwarder đầu nhập khẩu

Khi A và B có giao dịch mua hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Cát Lái sang Thượng Hải. A thuê công ty C vận chuyển hàng và C có trách nhiệm liên hệ để book tàu biển. Trong trường hợp A không cần bill gốc từ hãng tàu thì C sẽ phát hành HBL cho A bao gồm thông tin về lô hàng, nhà xuất khẩu A và nhà nhập khẩu B.

HBL là gì có nghĩa là gì

Vai trò của HBL là gì trong xuất nhập khẩu?

HBL thể hiện sự linh động trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Vai trò này thể hiện rõ nhất trong các trường hợp sau:

  • Việc thay đổi thông tin trên MBL do hãng tàu phát hành rất khó khăn nhưng đối với HBL thì ngược lại. Chính vì thế mà các consignee (người nhận) thường yêu cầu shipper (người gửi) chỉnh sửa thông tin trên HBL thay vì MBL.
  • Người gửi có sự tin tưởng đối với công ty vận chuyển nên không yêu cầu bill gốc từ hãng tàu hoặc khách hàng muốn giữ kín thông tin về người gửi và người nhận.
  • Trong trường hợp tàu bị delay nhưng L/C (thư tín dụng) bắt buộc phải ghi đúng ngày thì sử dụng HBL sẽ tiện lợi hơn rất nhiều. Loại vận đơn này có thể lùi ngày dễ dàng và thêm một số thông tin khác để trùng khớp với bộ chứng từ.

>>> Tham khảo ngay: Dịch vụ gửi hàng đi Canada Giá rẻ, Uy tín, Nhanh chóng tại TPHCM

Ưu nhược điểm của House Bill Of Lading

Có thể nói, House Bill là công cụ gỡ rối cho chúng ta trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Tất nhiên, bất kỳ loại chứng từ nào cũng có những ưu điểm và hạn chế.

Ưu điểm

Như chúng ta đã biết, HBL là bill gốc được chính đại lý vận chuyển phát hành. Vì vậy, nếu có bất kỳ yêu cầu chỉnh sửa nào từ phía Shipper, các Forwarder sẽ thực hiện khá dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc chỉnh sửa, thêm thông tin trên HBL hoàn toàn không mất phí.

HBL logostics là gì

Nhược điểm

Một số nhược điểm của vận đơn HBL như sau:

  • HBL dễ dàng bị chỉnh sửa và thay đổi. Điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định.
  • HBL không có giá trị thanh toán. Chúng do Forwarder phát hành nên trong trường hợp xảy ra rủi ro với đơn hàng của bạn thì chúng ta không thể cầm House bill để tranh chấp hay chứng minh với hãng tàu về quyền sở hữu hàng hóa.
  • Cuối cùng chính là vấn đề về sự tin tưởng. HBL chỉ được phát hành khi có sự đồng ý của cả Shipper, Consignee và Forwarder. Các bên tin tưởng lẫn nhau và sử dụng HBL như một cách để giúp việc lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn nhưng không có giá trị về mặt pháp lý.

>>> Xem thêm: Bill of Lading là gì? Phân loại và tìm hiểu chức năng của vận đơn đường biển

Một số điểm khác biệt giữa MBL và HBL

Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa MBL và HBL

Khác biệt về khái niệm

Khác biệt đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là về khái niệm. Trong khi HBL là vận đơn do Forwarder phát hành thì MBL lại là bill được chủ tàu phát hành dành cho Shipper. Trong phần trên, các bạn đã hiểu được khái niệm về HBL thì sau đây sẽ là một số tổng hợp ngắn về MBL để chúng ta có thể phân biệt rõ hơn 2 loại vận đơn này.

HBL có nghĩa là gì

Trên MBL (Master Bill Of Lading) sẽ có logo của hãng tàu và chúng được sử đụng ở 2 trường hợp sau:

  • Người gửi trực tiếp (Shipper) giao hàng với hãng tàu và nhận MBL từ hãng. Lúc này sẽ không có các công ty Forwarder trung gian.
  • Khách hàng gửi hàng cho Forwarder và muốn nhận MBL thay vì HBL. Forwarder sẽ chịu trách nhiệm book tàu. Khi đó, họ đóng vai trò là Shipper còn Forwarder bên phía đầu nhận sẽ đóng vai trò là Consignee.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ gửi hàng từ Đài Loan về Việt Nam giá rẻ, uy tín, nhanh chóng

Khác biệt về thời điểm cấp

Khi hãng tàu cung cấp cho đại lý vận chuyển MBL thì phía Forwarder sẽ căn cứ vào chứng từ này để phát hành HBL cho người gửi hàng thực tế. Tức là HBL sẽ được cấp sau MBL.

Khác biệt về mối quan hệ được điều chỉnh

HBL điều chỉnh bởi mối quan hệ giữa người gửi hàng thực tế (shipper) và đại lý vận chuyển (Forwarder). Ngược lại, MBL lại điều chỉnh quan hệ giữa đơn vị vận tải (hãng tàu) và người gửi hàng (có thể là người gửi hàng thực tế hoặc đại lý vận chuyển).

HBL là gì

Một số điểm khác biệt khác

Ngoài ra, HBL và MBL còn có một số điểm khác biệt nữa là:

  • HBL không chịu sự quản lý của bất kỳ đạo luật đường biển nào trong MBL lại chịu sự tác động của 1 vài quy tắc như Hamburg hay Hague…
  • Trên MBL sẽ chỉ có 1 chữ ký và 1 dấu. Trong khi, HBL có thể nhiều hơn thế bao gồm từ phía đại lý vận chuyển và hãng tàu.
  • Xét về độ rủi ro, HBL có độ rủi ro cao hơn do dễ dàng chỉnh sửa. Bên cạnh đó, nếu xảy ra rủi ro, bạn hoàn toàn có thể cầm MBL để kiện hãng tàu. Đây là điều mà HBL không làm được.

Hi vọng bài tổng hợp về HBL là gì trên đây đã giúp các bạn có thêm những kiến thức về logistics cũng như phân biệt rõ hơn về 2 loại vận đơn là HBL và MBL. Chúc các bạn vui vẻ!

>>> Xem thêm: Cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu cho các đơn vị logistics

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *