Nội dung bài viết:
Đối với các đơn vị logistics, để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp cần liên tục tìm kiếm thêm các khách hàng mới. Bài viết dưới đây Athena Logistics sẽ chia sẻ đến các bạn một số cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu cho các đơn vị chuyển phát.
Một số nguyên tắc tìm khách xuất khẩu cho dân logistics
Sau đây là 3 nguyên tắc cơ bản dành cho dân logistics:
- Nguyên tắc 1: Hiểu rõ công ty mình mạnh về hàng xuất gì? Hàng đông lạnh, hàng tiêu dùng hay linh phụ kiện điện tử… Từ đó, tập trung vào việc giới thiệu điểm mạnh đấy tới các khách hàng đang có nhu cầu xuất khẩu.
- Nguyên tắc 2: BIết được đơn vị chuyên tuyến nào và giá tốt nhất ở những chuyến nào để chào khách. Ví dụ, doanh nghiệp bạn mạnh về xuất khẩu hàng sang Mỹ và Châu Âu. Chúng ta cần nắm rõ thị trường ở tuyến này, phương thức vận chuyển chủ yếu là gì cũng như các mặt hàng hay xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu.
- Nguyên tắc 3: Doanh nghiệp mạnh về trucking, cước hay dịch vụ hải quan. Nếu cược dịch vụ là lợi thế của đơn vị bạn, cần thể hiện cho khách hàng thấy đây là một lợi thế tuyệt đối và ăn theo volume khách sẽ được giảm giá sâu hơn nữa.
Tìm kiếm khách hàng mới từ những nguồn nào?
Nắm rõ các nguyên tắc tìm khách là chưa đủ. Chúng ta còn cần phải biết được, đối tượng khách hàng bạn cần đang ở đâu? Dưới đây là những nguồn khách xuất khẩu mà đơn vị logistics có thể tìm đến:
B2B website
HIện nay, có đến hàng trăm website B2B đang hoạt động để giao dịch quốc tế. Các công ty xuất khẩu sẽ phải nắm rất rõ điều này để sử dụng hiệu quả. Nếu doanh nghiệp bạn muốn sale dịch vụ vận chuyển hàng xuất cho Shipper của Việt Nam, thì bắt buộc chúng ta phải nắm được cách sử dụng các website trên.
Ví dụ về website nổi tiếng nhất thế giới là Alibaba.com. Bạn muốn tìm kiếm các công ty xuất khẩu hải sản của Việt Nam, chọn tab search Supplier và Seafood, chọn Option Location ở VietNam. Sẽ có danh sách các công ty xuất khẩu hiện ra. Cuối cùng, tick vào từng công ty để thu thập thông tin về số điện thoại, website, người phụ trách…
Các website cung cấp danh bạ công ty
Các bạn có thể tìm kiếm contact của các công ty xuất khẩu trên các trạng danh bạ tại Việt nam như hosocongty.vn hay trangvangvietnam.com… và tiếp cận họ qua số điện thoại, email chào hàng. Lưu ý, hãy tìm hiểu chút về sản phẩm của công ty khách hàng. Đây sẽ là lợi thế rất lớn giúp bạn có được sự chủ động khi chào hàng.
Ngoài ra, chúng ta nên tập trung chào giá với các doanh nghiệp gần khu vực của bạn, sau đó sẽ mở rộng phạm vi khách hàng ở những khu vực xa hơn. Như vậy, các bạn đã tận dụng được lợi thế về khoảng cách.
Công cụ tìm kiếm Google
Sẽ rất thiếu sót nếu như chúng ta không nhắc đến công cụ tìm kiếm Google. Sale forwarder là người hiểu rõ hơn ai hết thị trường xuất khẩu của công ty mình. Ví dụ, công ty bạn chuyên tuyến Trung Quốc, hãy ưu tiên các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Trung Quốc. Bạn có thể search các từ khóa thông dụng như “xuất khẩu + mặt hàng xuất” (xuất khẩu café, xuất khẩu cao su, xuất khẩu thanh long…). Sẽ có rất nhiều kết quả hiện ra, và việc bạn cần làm lúc nào là tổng hợp lại contact của các công ty để tiến hành tiếp cận và chào giá.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể search Google:
- Các diễn đàn, forum về xuất khẩu – nơi tập trung nhiều Shipper.
- Hiệp hội xuất khẩu hàng hóa, chắc chắn sẽ có danh sách công ty thành viên để chúng ta chào dịch vụ.
- List các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam.
>>> Tìm hiểu ngay: CIC là phí gì? Cách tính phí CIC vào thuế như thế nào?
Mạng xã hội
Tham gia các hội nhóm trên các trang mạng xã hội như Facebook, zalo, Instagram cũng là nguồn tìm kiếm khách hàng khá phong phú. Bên cạnh việc có thể post chào dịch vụ vận chuyển, PR công ty, các bạn sẽ thấy nhiều doanh nghiệp đang có nhu cầu cần báo giá các tuyến xuất khẩu hoặc cần thuê dịch vụ forwarder.
Hội chợ, triển lãm
Các hội chợ triển lãm chính là nơi tập trung nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Một số hội chợ lớn có thể kể đến như Vietbuild, hội chợ các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ, Expo, hội chợ về hàng nhựa, máy móc sản xuất…
Các cơ quan
Thông qua một số cơ quan, chúng ta cũng có thể biết được danh sách các công ty xuất khẩu. Cụ thể:
- Bộ Công thương và VCCI.
- Hải quan.
- Cục kiểm dịch động, thực vật.
>>> Xem thêm: Dịch vụ gửi hàng đi Đài Loan (Taiwan) giá rẻ, uy tín, nhanh chóng tại TpHCM
Cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu cho công ty Logistics
Có rất nhiều cách tìm kiếm khách hàng xuất nhập khẩu. Đối với ngành xuất khẩu, chúng ta sẽ chia thành 2 trường hợp cụ thể dưới đây:
Tìm kiếm khách theo mục tiêu
Chúng ta hãy cùng lấy 1 ví dụ cụ thể để minh họa rõ hơn về cách tìm kiếm khách theo mục tiêu:
Đơn vị vận chuyển của bạn chuyên tuyến sang Mỹ. Tức là, cước vận chuyển cho tuyến này sẽ cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác. Để tìm ra tập khách hàng có nhu cầu này, sale forward hãy tìm kiếm các mặt hàng hay xuất khẩu đi Mỹ. Chúng ta search google với từ khóa “xuất khẩu + tên hàng hóa + đi Mỹ”. Lúc này, bạn chỉ việc list ra các khách hàng tiềm năng và liên hệ để chào giá.
>>> Có thể bạn quan tâm: ETD là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa ETD và ETA trong Logistics
Tìm kiếm khách theo mùa
Rất nhiều các hãng logistics đã áp dụng tìm kiếm khách theo mùa thông qua website Alibaba.com. Đầu tiên, chúng ta phải tìm hiểu xem mặt hàng nào đang được xuất khẩu nhiều nhất trong thời điểm này và sắp tới sẽ là mặt hàng gì. Đánh vào 2 mục tiêu này trước tiên, tiếp đến là những mặt hàng xuất khẩu quanh năm.
Cách tìm kiếm này có quá nhiều sự tiện lợi bởi có đến 90% trong số đó sẽ có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển. Bên cạnh đó, các thông tin về doanh nghiệp như số điện thoại, website công ty, email cũng hoàn toàn chính chủ và đáng tin cậy. Hãy vận dụng toàn bộ các kỹ năng của bạn, nhấn mạnh vào các lợi thế của công ty để chào giá nhé!
Hi vọng bài chia sẻ về cách tìm kiếm khách hàng xuất khẩu cho các đơn vị logistics trên đây đã giúp các sale forwarder có thêm những thông tin hữu ích. Chúc các bạn vui vẻ!
>>> Tham khảo ngay: Dịch vụ gửi hàng đi Canada Giá rẻ, Uy tín, Nhanh chóng tại TPHCM